GIẢI THÍCH ÔNG KỄNH LÀ AI?

AdminTháng hai 14, 2023
6647 lượt xem
Hình ảnh ông kễnh - ông cọp

Ông Kễnh là ai, Mà nghe nhiều người nói thế. Trong dân gian và cả trên báo trí, rất nhiều khi ta nghe thấy từ “Ông Kễnh”.

Ví dụ như:
Cũng lại ông Kễnh ạ!
Đúng là ỗng Kễnh
Nói như ông Kễnh
Hay nhiều người cũng nói:
Ông Kễnh trong nhà
Khi chồng làm Ông Kễnh
Vợ mày như Ông Kễnh
Con không ăn cơm, bố bảo Ông Kễnh ăn thịt đấy,…

Tới đây, ta có thể mường tượng sơ qua, Ông Kễnh là gì. Ông Kễnh là 1 ông nào đó, rất to lớn, mạnh mẽ, hung tợn. Ông kễnh dễ làm nhiều người e sợ, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Để hiểu rõ hơn Ông Kễnh là ai hay Ông Kễnh là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn 1 chút nữa nhé!

KỄNH LÀ GÌ?

Để giải thích cặn kễ cho “Ông kễnh là ai”, Sau khi tra từ điển tiếng việt của Hoàng Phê thấy có hai từ “Kễnh”.

  • 1. “Kễnh” là tính từ, nghĩa là “to kềnh”, “bệ vệ”. Như ăn no kễnh bụng.
  • 2. “Kễnh” là từ cũ, từ loại là danh từ dùng để gọi con hổ với hàm ý kiêng sợ, e sợ

Trong dân gian cũng gọi con hổ với nhiều cách, nhiều cái tên. Ví dụ như:
ông Ba Mươi, ông Cà Um, con Hùm, con Cọp… Về cách dùng “ông Kễnh”, dân gian có mấy câu ca dao:

Mèo tha miếng thịt xôn xao,
Kễnh tha con lợn thì nào thấy chi.
Dạy con con chẳng nghe lời,
Con nghe ông Kễnh đi đời nhà con.

CÁCH DÙNG TỪ ÔNG KỄNH

Ngoài ra, Ông Kễnh cũng được dùng khá linh hoạt, khi nói về các đối tượng khách nhau:

  • Khi nói với đối tượng trẻ nhỏ. Ví dụ “Mày như ông kễnh!” hay “Bé tý mà nói chuyện như Ông Kễnh!”
Ông Kễnh ở đây mang ý nghĩa vui vẻ, tếu táo giữa những người thân thiết với nhau. Mục đích chỉ đứa bé còn nhỏ mà cách nói chuyện, trí tuệ rất người lớn, chững chạc, đĩnh đạc.
  • Khi nói về Vợ hoặc Chồng. Ví dụ “Em như Ông Kễnh vậy!” hay “Vợ mày như Ông Kễnh”
Ông Kễnh ở đây mang ý nghĩa vui vẻ, nhưng tế nhị. Điều này Techvet cũng không tiện giải thích thêm. Nếu quý anh chị muốn rõ hơn hoặc muốn trải nghiệm thực tế, thì có thể về thực hành. Nói trực tiếp với vợ/chồng của mình nhé!
Chúc quý anh, chị may mắn!
  • Khi nói về 1 người xa lạ, hoặc không thân quen mà không phải là vợ chồng. Ví dụ: “Thằng đó, như Ông Kễnh!” hay “Ông Kễnh đấy lại đi thóc mách đấy!”
Ông Kễnh ở đây không còn mang ý nghĩa vui vẻ nữa. Thay vào đó, Ông Kễnh này mang nhiều vẻ tiêu cực, ghen ghét hơn. Quý anh, chị nên hạn chế dùng từ Ông Kễnh trong những trường hợp này nhé!

ÔNG KỄNH LÀ AI?

Vậy “Ông Kễnh là ai?” Chúng ta có thể hiểu theo 2 nghĩa:

Hình ảnh ông kễnh là ai - ông cọp
Hình ảnh ông kễnh – ông cọp
  • Ông kễnh là chỉ ông Cọp, ông Hùm hay con Hổ. Ý nói về sự uy phong, mạnh mẽ, đáng sợ.

Không biết mọi người còn dùng từ “ông Kễnh” này không và dùng với ý nghĩa như thế nào ạ? Như mình thỉnh thoảng dùng “ông Kễnh ạ” với nghĩa tương tự như “ông tướng ạ” (cách dùng của mình thiêng về ý ông Kễnh là ông cọp hơn). Còn mình đọc mấy trang về chị em phụ nữ, thì thấy các chị em gọi chồng là “ông Kễnh” khi ông chồng vừa lười biếng vừa gia trưởng, một kiểu dùng kết hợp nghĩa của hai từ “kễnh” chăng?

  • Ông Kễnh cũng có thể là 1 thế lực xấu xa, hoặc ai đó mình không ưa

Qua bài phân tích trên Pika, hi vọng chia sẻ được chút kiến thức dân gian nho nhỏ tới quý anh chị.
Xin cảm ơn!

Các kênh thông tin của chúng tôi

Pika: Pika.edu.vn là website chia sẻ thông tin tổng hợp. Tất cả bài viết được Admin sưu tầm và được viết trên kinh nghiệm bản thân. Chúc các bạn có những trải nghiệm tuyệt vời tại Pika!